Chắc hẳn ai trong chúng ta khi đi làm cũng đã từng gặp phải một vài tình trạng như:
Tất cả những tình trạng này đều làm chúng ta dễ bị “tụt mood”, mất đi hứng thú, sự nhiệt huyết với công việc hiện tại. Chính vì vậy trong bài viết này, tui sẽ chia sẻ với mọi người một vài tips nho nhỏ mà bản thân tui đã từng áp dụng hoặc biết đến nhờ sự chia sẻ của bạn bè.
Hi vọng rằng, những tips này sẽ phần nào đó giúp ích cho mọi người 😃
1. Biết thư giãn khi cần thiết
Khi stress, mệt mỏi chúng ta sẽ không có tâm trạng để làm bất cứ thứ gì hoặc sẽ làm qua loa cho xong. Vì thế, hãy giành cho bản thân một không gian riêng để thư giãn, tĩnh tâm:
2. Tìm đến với các mối quan hệ
3. Luôn luôn học hỏi cái mới
Làm việc thường xuyên với những thứ quá quen thuộc là nguyên nhân chính dẫn đến sự nhàm chán và bão hoà cảm xúc. Bản thân công việc thì không thể thay đổi nhưng bản thân chúng ta có thể làm cho nó thú vị hơn bằng cách thay đổi cách thức vận hành. Chẳng hạn như học hỏi thêm kiến thức mới, công cụ mới - những cái có thể ứng dụng vào trong công việc, hoặc có thể hỗ trợ cho mục tiêu tương lai của bạn.
Ví dụ, với Tester học thêm về ISTQB, các chứng chỉ liên quan đến testing.
Test manual thì ngoài việc viết test case bằng excel, google sheet..có thể tìm hiểu cách sử dụng Testlink…hoặc học automation test.
Test auto dùng tool JMeter thì tìm hiểu thêm các tool khác như Selenium, Katalon, MagicPod….
Dev Frontend thì học thêm về Backend, AWS…
Khoa học kĩ thuật của thế giới rất phát triển, có rất nhiều thứ để chúng ta học hỏi và khám phá. Khi đã tiếp xúc với cái mới đòi hỏi chúng ta phải tập trung để chinh phục được nó, do đó sẽ không còn tâm trí để ý những phiền muộn, chán nản khác nữa.
4. Bố trí công việc một cách khoa học và giải quyết lần lượt
Đôi khi việc bạn stress có thể là do có quá nhiều việc và bạn chưa biết cách quản lý chúng một cách hợp lý. Nên khi bắt đầu sẽ dễ khiến bạn bối rối, không biết phải đi từ đâu.
Chính vì vậy khi làm một việc gì đó, hãy phân tích và chia nhỏ các task một cách rõ ràng, liệt kê cụ thể những điều cần làm và bố trí thời gian để không khiến bản thấy bị overload. Nếu chưa biết cách quản lý công việc, hãy mạnh dạn hỏi những người đã có kinh nghiệm.
5. Nhìn nhận lại vấn đề mà mình đang gặp phải
Vấn đề của mình thì chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình. Những người xung quanh chỉ là nơi để chúng ta chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm chứ họ không thể giúp mình giải quyết triệt để vấn đề. Khi đã thử nhiều cách mà không thấy cải thiện tình hình, bạn cần nghiêm túc ngồi và suy ngẫm lại:
- Bạn đang cảm thấy chán nản, bất mãn về vấn đề gì?- Bạn có việc gì khác muốn làm hơn so với công việc hiện tại không?- Lý do gì khiển bạn dù đã chán công việc hiện tại nhưng lại không dám mạnh dạn thử sức ở lĩnh vực mới? Bạn sợ thất bại, sợ mọi người chê cười????
Hãy thử trả lời và xem bạn ra rút ra được đáp án cho mình chưa?
Hãy đánh giá lại cuộc hành trình vừa qua của bạn; để xem nó có thực sự là phù hợp và tốt cho hướng đi của bạn sau này hay không.
Nếu bạn có biểu hiện nhàm chán chỉ bởi vì những tác động không-mấy-tích-cực từ môi trường làm việc, tính chất công việc không còn phù hợp, vậy thì bạn hãy mạnh dạn lựa chọn một hướng đi mới. Không chắc chắn rằng hướng đi đó sẽ đúng, nhưng thất bại là mẹ thành công, sau mỗi thất bại, bạn sẽ học được những bài học bổ ích. Đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu để bạn trưởng thành hơn. Đừng cố gắng gò bó bản thân trong vùng an toàn của mình, hãy tìm một nơi mà bạn có thể được thoả sức thể hiện bản thân. Mọi nỗ lực sẽ được đền đáp xứng đáng.
Kết luận Trên đây là một vài tips mà mình muốn chia sẻ, có thể sẽ phù hợp với người này nhưng lại vô tác dụng với người kia. Vì thế, tuỳ từng hoàn cảnh, từng tính cách, chúng ta nên thay đổi và áp dụng linh hoạt để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Còn bạn, cách bạn vượt qua mỗi khi chán nản là gì? Hãy chia sẻ cho tui biết với nha ^^